Nạn lừa đảo đầu tư chứng khoán thổi bay tiền tỉ
1. Là một thanh niên gốc Quảng Nam, khi chiến tranh lan rộng khắp các vùng nông thôn, tôi theo gia đình "tản cư" ra Đà Nẵng. Nhờ vượt qua các kỳ thi, tôi đậu tú tài 1 rồi 2 để vào đại học. Trong lúc nhiều bạn cùng lứa thi rớt bậc cử nhân phải vào lính, có bạn đã không về lại sau ngày hòa bình.Tôi về quê sau năm 1975 cũng chẳng biết gì nhiều hơn ngoài một làng quê cũ, vài nơi quanh Đà Nẵng hoặc Hội An. Những nơi khác, nếu biết chỉ là những địa danh trong chiến tranh, nhờ đọc trên báo chí.Tôi may mắn được nhận vào làm việc trong một cơ quan ngành nông nghiệp sau chiến tranh. Tuy chỉ là nhân viên bình thường, tôi được thường xuyên cử đến nhiều huyện và cả những khu vực nông thôn khắp tỉnh Quảng Nam. Sau đó, nhờ vốn liếng hồi đi học lại ham nghiên cứu nên được cử đi nhiều tỉnh ở miền Bắc, ra tận Hải Phòng, các tỉnh vùng Tây Bắc lẫn tây Nghệ An, Thanh Hóa. Tôi lại được đến các nông trường quốc doanh, nhiều hợp tác xã nông nghiệp thời bao cấp. Tính ham hiểu biết, nên đi đâu tôi cũng ghi chép, quen biết nhiều người, nhờ vậy mà vun bồi thêm kiến thức…Trở lại với miền quê Quảng Nam. Những năm sau chiến tranh vẫn còn hoang tàn, dân cư mới hồi hương khai hoang vỡ hóa nên đời sống rất khó khăn. Ở vùng cát ven biển, có nơi không tìm được cây tre để vót đũa ăn cơm. Ở vùng Tiên Phước, quê hương các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, người dân phải đi bộ cả chục cây số mới tìm ra trạm bưu điện để liên lạc khi có việc. Vùng tây các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, nơi cụ Hoàng Châu Ký làm bí thư hồi toàn quốc kháng chiến, người dân vẫn phải ăn độn khoai sắn, nấu canh bằng sắn củ với chút mỡ heo. Vùng B Đại Lộc, chúng tôi ở trong một kho thu mua lương thực, ăn cơm độn và uống nước bằng cách nấu lá bồ đường phơi khô…Đi công tác ra Bắc, chúng tôi mua thêm ít gạo để bán kiếm thêm ít tiền lời bù vào chi phí. Một lần lụt ngập sông Bến Thủy nhiều ngày, tôi và anh lái xe tên Đức bỏ mấy trăm ký gạo trên một ngọn đồi cạnh đường 18 ở H.Nghi Xuân. Đức ở lại coi xe và hàng, tôi một mình đi nhờ phà vượt sông sang Vinh và kẹt lại đó hết 10 ngày…2. Trong nửa thế kỷ từ 1975 - 2025, tôi có những lần được đi nước ngoài.Khoảng cuối tháng 4.1975, bạn học tôi có cha là sĩ quan không quân chuẩn bị di tản khỏi Sài Gòn. Bạn tôi phóng Honda từ Tân Sơn Nhứt đến khu nhà trọ trên đường Lê Văn Duyệt, ghi tên tuổi vào danh sách và hẹn tôi cùng di tản. Hôm sau bạn lại xuống để chở tôi đến Tân Sơn Nhứt, chuẩn bị bay. Anh bạn phụ tôi chuẩn bị hành trang và từ giã vài người bạn ở trọ. Cuối cùng anh chỉ nhận từ tôi lời từ chối với lý do: "Gia đình mình còn ở Đà Nẵng chưa biết sống chết ra sao, nên không thể yên lòng bỏ đi!". Bạn tôi buồn bực ra về.Năm 1980 ở Đà Nẵng, một nhà thơ rủ tôi cùng "vượt biên". Anh cho biết một chủ tàu cá đã đồng ý cho hai anh em theo tàu với giá rẻ, miễn là biết nói tiếng Anh. Ngày giờ và điểm hẹn đã được vạch ra cặn kẽ, kể cả phương án nếu bại lộ thì có người bảo lãnh ra về an toàn. "Ông có mạng Trường lưu thủy, đừng lo tai nạn trên biển!", nhà thơ thuyết phục tôi. Lần này thì tôi lấy cớ mới lập gia đình, chưa thể quyết định được.Năm 1996, lúc tôi vừa 45 tuổi, được Báo Thanh Niên chấp thuận chuyến đi Úc cả tháng trời do Hãng hàng không Qantas và Công ty Direct Flight mời đích danh. Ở Úc cả tháng, đi lại nhiều thành phố từ Sydney, Canberra đến Melbourne và thăm nhiều bạn cũ thật thoải mái. Ngoài các khách sạn, tôi còn được các bạn cũ người Đà Nẵng đưa về nhà riêng nghỉ, được thết đãi vui vẻ. Lúc ấy vẫn có người rủ rê ở lại, nhưng tôi đều cảm ơn và nêu rõ lý do phải về Việt Nam.Từ sau năm 2000 cho đến cả lúc nghỉ hưu, tôi cũng đã đi đến nhiều nước khá thuận lợi. Với tôi, đi du lịch một thời gian ngắn là thích hợp hơn cả rồi trở về sống ở quê hương mình vốn đã quen nước quen cái, không phải bị cuốn vào đời sống ở những nơi mình không quen biết. Cuộc sống của tôi là cuộc sống mà mình đã chọn lựa từ ngay khi chiến tranh vừa chấm dứt, với công việc mình yêu thích!Nửa thế kỷ đã qua, tôi đã bước qua những lần "suýt đổi đời" như vậy, nhưng không hề hối tiếc…3. Suốt thời gian ấy, dù có lúc buồn chán, nhưng tôi hài lòng vì đó là chọn lựa của mình.Tôi vẫn nhớ mãi cô em họ, lần tôi rời Sài Gòn về lại chỗ ngôi nhà đã bị thiêu rụi của ông bà nội ở Đà Nẵng. Lúc đó, cô em là bí thư chi bộ của du kích địa phương, đang hân hoan sau ngày hòa bình lập lại. Cô ấy nói: "Em cứ tưởng anh đã đi sang Mỹ rồi chớ!". Tôi trả lời: "Anh chỉ có một quê hương ở đây".Kể từ đó, suốt 50 năm, ngoài công việc làm trong ngành nông nghiệp rồi làm báo, tôi đã về xây dựng lại ngôi nhà để thờ cúng tổ tiên, đã cùng các anh em (trong đó có gia đình cô em họ kể trên) xây dựng lại mồ mả ông bà với vai trò con trai trưởng. Và suốt 20 năm nay, tôi tổ chức xây dựng phong trào khuyến học của tộc họ, được bà con hưởng ứng, đóng góp đến hơn mấy tỉ đồng vào quỹ, giúp hàng trăm cháu học sinh nghèo tiếp tục được đi học...Chỉ chừng đó việc mà đã hết một đời người, từ sau chiến tranh. Tôi thấy mình đã không bỏ phí những mơ ước từ thời trai trẻ. Bây giờ, đến lượt các con tôi tiếp bước…Du khách chi hơn 26 tỉ đồng mua tour, sản phẩm ở Ngày hội Du lịch TP.HCM
Cùng ngày, mạng xã hội lan truyền đoạn clip một tài xế xe công nghệ đứng giao hàng cho khách trong hẻm thì bị một người đàn ông đến hành hung.Theo đó, đoạn clip dài hơn 5 phút ghi lại cảnh nam tài xế xe công nghệ chạy xe vào con hẻm để nhận hàng hóa từ khách. Lúc này, một người đàn ông khác ngoài 40 tuổi, cũng mặc đồ xe công nghệ, chạy xe đến dừng lại, chặn trước đầu nam tài xế. Người đàn ông lớn tiếng, chỉ tay vào mặt nam tài xế quát "mày chửi tao cái gì, lúc nãy mày chửi tao cái gì" rồi đấm thẳng vào mặt người này.Nam tài xế bước xuống xe, phản kháng lại người đàn ông. Thấy đánh nhau, người trong hẻm đứng ra can ngăn, tuy nhiên người đàn ông tiếp tục lao đến đấm liên tục nam tài xế. Người này còn đốt vật gì đó ném về phía nam tài xế gây ra tiếng nổ lớn.Cùng ngày, trao đổi với Báo Thanh Niên, anh N.T.L (22 tuổi, ở Q.12) cho biết, mình là người bị đánh trong clip lan truyền trên mạng xã hội.Theo đó, khuya 31.12 anh L., chạy xe vào hẻm 748 Thống Nhất (P.15, Q.Gò Vấp) để nhận hàng đi giao cho khách. Khi vào hẻm anh L. thắng xe gấp suýt va chạm với một xe máy của người đàn ông mặc áo xe công nghệ.Anh L., sau đó chạy xe đi đến chỗ nhận hàng cách đó khoảng 100 m. Lúc này người đàn ông chạy xe máy đến lớn tiếng và xảy ra vụ việc như trong clip."Tôi bị người đàn ông đánh, chìa khóa xe trong tay người đàn ông trúng mặt làm răng tôi bị mẻ. Người đàn ông còn lấy pháo trong người ra châm lửa đốt, ném về phía tôi", anh L. cho biết.Liên quan vụ người đàn ông đánh, ném pháo tài xế xe công nghệ, cùng ngày, tiếp nhận thông tin từ Báo Thanh Niên, một cán bộ Công an Q.Gò Vấp (TP.HCM) cho biết sẽ cho người kiểm tra, xác minh làm rõ.
Xe sang Mercedes 'tạt đầu' xe tải gây va chạm: Tài xế không biết đến 'điểm mù'?
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 12 giờ trưa nay 31.1 (nhằm ngày mùng 3 tết), các tuyến đường trung tâm TP.HCM và lân cận nhộn nhịp xe, khác với ngày đầu năm vắng vẻ. Trên đường, nhiều người cùng người thân đi chúc tết, có người vẫn miệt mài mưu sinh như shipper, tài xế công nghệ…Theo quan sát, dù không phải giờ cao điểm nhưng các tuyến đường trung tâm như Võ Thị Sáu, Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), đường Ba Tháng Hai (Q.10), đường Điện Biên Phủ (Q.1)... dòng xe nhộn nhịp. Tại các địa điểm vui chơi ở trung tâm TP.HCM như đường hoa Nguyễn Huệ (Q.1), hồ Con Rùa (Q.3) cũng đông đúc người dân và du khách đến vui xuân.Mùng 3 tết, trừ những hàng quán bán xuyên tết thì một số hàng quán khác cũng bắt đầu mở cửa trở lại. Trong đó, có một quán ăn Hàn Quốc trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3). Theo đó, quán ăn này thông báo nghỉ tết từ ngày 26 - 30.1 và mở cửa trở lại vào hôm nay 31.1, tức mùng 3 tết.Ghé quán ăn này vào buổi trưa, chị Ngọc Hân (20 tuổi, ngụ Q.8) cho biết mùng 3 tết chị cùng bạn bè đi chơi ở trung tâm rồi quyết định ghé đây ăn vì giá cả phải chăng. Theo lời cô gái, nếu như mùng 1 đường phố có phần vắng vẻ thì hiện tại, đường bắt đầu đông hơn."Khi đi trên đường tới đây, mình thấy đông xe, nhất là chỗ Quốc lộ 50 gần nhà mình. Với nhiều người hết mùng 1 là hết tết rồi, mọi người bắt đầu đi làm trở lại, thấy tài xế công nghệ hay shipper cũng chạy ngoài đường nhiều hơn", chị chia sẻ.Chị Hân cho biết những ngày qua, những quán quen của chị đa phần đều đóng cửa nghỉ tết, tuy nhiên việc tìm hàng quán thay thế không quá khó khăn. Chị cho biết vô cùng thích giao thông thông thoáng ở TP.HCM những ngày này.Vừa hoàn thành cuốc xe từ H.Bình Chánh vào Q.3, anh Tài cho biết hôm nay đường phố có phần đông hơn những ngày trước. Tuy nhiên, anh nhận xét dù đông xe hơn nhưng đường thông thoáng khiến cho công việc của anh dễ dàng."Vài ngày nữa, hết tết thì mọi thứ sẽ trở lại, đường đông hơn và kẹt xe. Vậy nên tôi tận hưởng TP.HCM những ngày này, mọi thứ vô cùng dễ chịu. Tết này tôi làm xuyên tết, nhưng mùng 1 thong thả một chút, mùng 2 mới bắt đầu cày tiếp", anh chia sẻ thêm.
Học sinh lớp 12 đang đứng trước một trong những quyết định quan trọng của cuộc đời là thi tốt nghiệp THPT và chọn ngành, trường xét tuyển vào các cấp học cao hơn. Năm 2025 lại càng đặc biệt hơn khi các em là những thí sinh đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT có rất nhiều thay đổi và xét tuyển vào ĐH, CĐ có những điều chỉnh lớn để phù hợp với chương trình học mới. Trong thời đại AI bùng nổ, làm thế nào để chọn ngành học phù hợp để ra trường có việc làm ngay. Và liệu AI có thể thay thế hoàn toàn cho con người không?
HMD hé lộ loạt điện thoại Nokia sắp trình làng
Đề xuất trên được UBND quận 1 nêu ra trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chiều 19.3 nhằm khai thác ngắn hạn "đất vàng" trong thời gian chờ thực hiện theo quy hoạch.Trong tháng 2 và tháng 3.2024, UBND quận đã đã gửi văn bản trình UBND TP.HCM phương án sử dụng đối với khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng 8 - 12 Lê Duẩn. Hiện nay, quận đang chờ đang chờ ý kiến của thành phố triển khai để Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tạm bàn giao khu đất cho địa phương triển khai.Đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM cho biết quận 1 đề xuất sử dụng tạm 2 khu đất trên làm bãi xe, khu ẩm thực đêm. Theo quy định hiện hành, Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị quản lý được phép cho thuê ngắn hạn, khai thác ngắn hạn.Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang trình UBND TP.HCM đề án khai thác ngắn hạn đối với các khu đất công trên toàn thành phố. "Sau khi thành phố ban hành quy trình cho thuê ngắn hạn, trung tâm sẽ làm việc với quận 1 thống nhất mục đích để công khai kêu gọi đầu tư", đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất nói thêm.Khu đất 8 - 12 Lê Duẩn rộng gần 4.900 m2, ở vị trí đắc địa với 3 mặt tiền đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm. Khu "đất vàng" này liên quan đến vụ án cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài giao đất trái phép làm thất thoát tài sản nhà nước. Đến năm 2022, khu đất được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.Khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng rộng hơn 6.000 m2 cũng ở vị trí kim cương khi nằm cạnh công trường Mê Linh, gần sông Sài Gòn. Đây là khu đất "khiến" cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng hàng loạt quan chức vướng vòng lao lý. Khu đất này được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý từ tháng 10.2022.Cũng tại buổi làm việc, UBND quận 1 kiến nghị sớm có quyết định về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đối với dự án Chợ Gà, Gạo thuộc phường Cầu Ông Lãnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư dự án phục vụ mục tiêu chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm.Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đang chờ ý kiến phản hồi của các sở ngành liên quan để tổng hợp, hoàn thành trong tháng 3. Theo đó, khu vực này sẽ được tăng chỉ tiêu xây dựng, quy hoạch để thu hút đầu tư.